11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Có phải là dậy thì sớm?

5 Tháng Mười Một, 2023

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã lưu truyền một câu nói là “Nữ thập tam, nam thập lục”, mang hàm ý chỉ về việc khi nữ giới đến tuổi 13, còn nam giới đến tuổi 16 sẽ bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thực trạng trẻ dậy thì sớm đang xuất hiện ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng không ngừng, nhất là ở những bé gái. 

Chính điều này, đã khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và thắc mắc rằng con gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Để tìm ra lời giải đáp chính xác, thì bạn hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Theo như chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, bé gái xuất hiện kinh nguyệt trước lúc 8 tuổi mới được coi là dậy thì sớm. Vì thế, khi bé có kinh nguyệt ở độ tuổi 11 là hiện tượng hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại, nên phụ huynh có thể yên tâm. Cùng với đó, phụ huynh nên trang bị thêm kiến thức cho con trẻ, và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này.

Bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không?

Khoảng thời gian trước đây, con gái thường bắt đầu tuổi dậy thì khi đang trong độ từ 13 – 15 tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, do bị tác động trực tiếp từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Điển hình như: gen di truyền, cơ địa, nội tiết tố, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, tâm lý,…. đã dẫn đến quá trình dậy thì của bé gái diễn ra ở độ tuổi sớm hơn. Tình trạng này hiện đang có khuynh hướng tăng dần theo từng năm và chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.

Đây cũng chính là vấn đề nan giải, khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, áp lực, liên tục mất ăn mất ngủ, và không khỏi trăn trở với câu hỏi bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Thật ra, theo như nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, trong Y học, con gái được xem là dậy thì sớm chỉ khi xuất hiện kinh nguyệt trước năm 8 tuổi. Mặt khác, trường hợp bé gái có kinh nguyệt ở độ tuổi 11 là hiện tượng hết sức bình thường, không có gì phải lo ngại, nên phụ huynh có thể yên tâm. 

11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? lý giải
11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Khi bé gái “rụng dâu” trong độ tuổi này là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, do đây là lần đầu tiên bé gái bước vào thời kỳ kinh nguyệt, cộng với việc bé còn trong lứa tuổi khá “non nớt”, chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng để xử lý tình huống. Đồng thời, bé cũng rất nhạy cảm, thường cảm thấy tự ti, e ngại và áp lực khi thấy cơ thể có những sự thay đổi lạ thường. Chính vì vậy, mà cha mẹ nên quan tâm và để ý đến con trẻ nhiều hơn. Hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, chỉ dạy và hỗ trợ con vượt qua giai đoạn này.   

Một số dấu hiệu nhận biết bé gái chuẩn bị có kinh nguyệt

Bé gái khi chuẩn bị “rụng dâu” lần đầu, thì cơ thể thường xuất hiện một số biểu hiện như dưới đây. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ để sớm làm “công tác tư tưởng” và chỉ dạy con em mình. Cụ thể gồm

Tiết ra khí hư nhiều hơn

Đây chính là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết con gái sắp “tới tháng”. Theo đó, trước khi đến kỳ kinh nguyệt tầm 3 – 4 ngày, bên trong cơ thể nữ giới sẽ sản sinh ra một hàm lượng lớn nội tiết tố sinh dục nữ (Estrogen), khiến cho nồng độ hormone Estrogen tăng lên nhanh chóng. Dẫn đến tình trạng huyết trắng tiết ra nhiều hơn và làm “cô bé” thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt. 

Tâm trạng thay đổi

Cũng do nồng độ hormone Estrogen tăng lên đột ngột. Kèm theo đó là những triệu chứng báo hiệu bé gái sắp tới ngày “đèn đỏ”. Thế nên, điều này có thể làm ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bé. Khiến tâm trạng bé gái không được ổn định. Chẳng hạn như: vui buồn bất chợt, sinh ra tính khí nóng nảy, dễ trở nên tức giận, cáu gắt, bực dọc trong người, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai, kể cả cha mẹ,…

11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? tâm lý
Vào những ngày hành kinh, tâm trạng và cảm xúc của bé gái thường có sự thay đổi bất thường, bé sẽ luôn cảm thấy khó chịu và bức bối trong người.

Da mặt nổi mụn trứng cá

Tình trạng hàm lượng hormone Estrogen tăng cao trước ngày “dâu rụng”, không chỉ khiến tâm tính của bé gái thay đổi thất thường. Mà nó còn làm cho da mặt của bé  tiết ra dầu nhờn nhiều hơn, nhất là ở các bé sở hữu làn da khô. Hiện tượng này chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo cơ hội để vi khuẩn tích tụ và làm da mặt nổi lên mụn bọc, mụn trứng cá. 

Căng tức vòng 1

Như đã nói, trước khi đến ngày “rụng dâu” khoảng 1 tuần, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ sẽ có xu hướng tăng cao. Vào thời điểm này, vòng 1 của bé gái thường tăng kích thước và to hơn so với lúc bình thường. Đồng thời, bé sẽ cảm thấy hai bầu ngực và nhũ hoa trở nên căng tức, đau nhức dữ dội.

Đau tức vùng bụng dưới

Hiện tượng đau bụng kinh không chỉ xuất hiện ở phần lớn phụ nữ, mà còn đối với các bé gái mới có kinh lần đầu. Nó thường diễn ra trước thời điểm hành kinh tầm vài ngày. Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này là do tử cung co thắt mạnh mẽ, để chuẩn bị cho quá trình đào thải máu kinh ra ngoài cơ thể thông qua đường âm đạo.

Phụ huynh nên làm gì khi bé gái sắp tới thời kỳ kinh nguyệt?

Chuẩn bị tâm lý và trang bị thêm kiến thức cho con trẻ

Trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, hầu hết mọi bé gái thường khó tránh khỏi cảm giác tự ti, xấu hổ và hoang mang, sợ hãi tột độ vì không biết cách ứng phó tình huống như thế nào. Chính vì thế, mà trước lúc đó, phụ huynh cần chủ động chuẩn bị “công tác tư tưởng” và trang bị thêm kiến thức cho con một cách kỹ càng và chu đáo.

Bởi đây là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, có thể giúp con cảm thấy an tâm và tự tin hơn phần nào. Thế nên, các mẹ hãy nhẹ nhàng tâm sự, trao đổi để con hiểu rằng chuyện “đến tháng” chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, không có gì phải mắc cỡ cả.

Chỉ dẫn con sử dụng băng vệ sinh

Băng vệ sinh là một loại vật dụng không thể thiếu khi con gái “tới tháng”. Thế nhưng, đối với những bé gái lần đầu “rụng dâu”, thường gặp phải tình trạng loay hoay, vụng về vì không biết cách dùng sản phẩm này sao cho đúng. Do đó, mà các mẹ nên tận tình chỉ dẫn con cách sử dụng băng vệ sinh theo từng bước một, để con tập làm quen dần.

Đồng thời, phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng thông tin của các loại băng vệ sinh. Chỉ nên chọn mua loại băng thuộc các thương hiệu nổi tiếng, được làm từ chất liệu an toàn, lành tính, không chứa chất độc hại, đảm bảo không gây kích ứng cho da. Trên thị trường đang bày bán rất nhiều loại băng vệ sinh với đa dạng thương hiệu, mẫu mã, kích thước, độ dày mỏng,… nên các mẹ có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp với con mình.

11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? băng
Các mẹ nên chọn cho con loại băng vệ sinh dạng miếng dán được làm từ chất liệu an toàn và có độ thấm hút tốt.

Vận dụng những biện pháp giúp trẻ giảm triệu chứng đau bụng kinh

Nếu bé gái mắc phải triệu chứng đau bụng kinh, khiến cơ thể khó chịu, mỏi mệt, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập của bé, thì phụ huynh có thể áp dụng ngay một số giải pháp khắc phục như sau:

– Hãy để bé nằm nghỉ ngơi, thư giãn trên giường, hạn chế vận động mạnh.

– Sử dụng túi chườm nóng, chai nước hoặc khăn bông ấm để chườm bụng cho bé.

– Không nên cho bé ăn những món cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và các loại thức uống có ga, nước ngọt, cà phê.

– Nấu cho bé các món ăn ngon từ rau ngải cứu như: cháo ngải cứu nấu với thịt nạc, trứng chiên chung với ngải cứu, canh ngải cứu nấu với thịt heo,….

– Muốn dùng thuốc giảm đau, thì cần phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ, không nên dùng tùy tiện,

Khuyến cáo từ chuyên gia bác sĩ

Theo như khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù bé gái có kinh nguyệt ở năm 11 tuổi là vấn đề bình thường, không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà phụ huynh tỏ ra chủ quan, coi thường. Nếu trong thời kỳ bé tới ngày “đèn đỏ” mà xuất hiện những biểu hiện sau đây, thì cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám để kịp thời điều trị:

– Thời gian bị hành kinh kéo dài xuyên suốt trong 7 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Máu kinh chảy ra liên tục với một lượng lớn khiến da dẻ bé gái trở nên xanh xao, thiếu sức sống, cơ thể mệt mỏi, thể chất suy giảm và nhanh bị đuối sức.

– Vùng bụng dưới đau âm ỉ và dai dẳng trong nhiều ngày.

– Luôn có cảm giác buồn nôn và khó chịu trong người, khiến bé chán ăn và mất ngủ.

– Bộ phận sinh dục bị sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy.

– Âm đạo tiết ra khí hư có màu sắc lạ thường, kèm theo mùi hôi tanh.

Bài viết này đã giải đáp mọi vấn đề liên quan đến câu hỏi 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Hy vọng rằng, dựa vào những chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh sẽ được phổ cập thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe giới tính và tâm sinh lý của con trẻ khi bước vào giai đoạn dậy thì. Để từ đó, cha mẹ có thể hỗ trợ con vượt qua “ngày đèn đỏ” một cách suôn sẻ và thuận lợi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *